Từ xưa đến nay gỗ là vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong việc chế tạo các sản phẩm nội thất phục vụ cho cuộc sống của con người vì vậy việc lựa chọn loại gỗ nào trong các loại gỗ được dùng nhiều nhất trong nội thất hiện nay sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc định hình phong cách mà bạn thích cũng như ngân sách cần chuẩn bị trước khi tiến hành đầu tư nội thất cho không gian sống của chính mình.

I. Gỗ Tự Nhiên luôn là sự lựa chọn ưu tiên trong các loại gỗ được dùng nhiều nhất trong nội thất hay kiến trúc

Từ xưa đến nay gỗ tự nhiên vẫn luôn là một loại vật liệu được hầu hết mọi người sử dụng nhầm góp phần tạo nên hơi thở sang trọng , quyền quý cho không gian kiến trúc. Bên cạnh đó nó còn được ưa chuộng rộng rãi bởi mang lại cảm giác mộc mạc, tinh tế và trang nhã nhờ vào vân gỗ tự nhiên.
Hãy cùng điểm qua danh sách các loại gỗ tự nhiên được sử dụng phổ biến hiện nay và ưu – nhược điểm khi dùng gỗ tự nhiên làm đồ nội thất.
1. Gỗ hương
Gỗ Tự Nhiên luôn là sự lựa chọn ưu tiên trong các loại gỗ được dùng nhiều nhất trong nội thất hay kiến trúc
– Ưu điểm: Gỗ Hương có tính lành, mùi thơm dịu dàng, rất thân thiện và tốt với sức khỏe con người. Vân Gỗ Hương khá đẹp bên cạnh những đặc tính chắc, mịn, cứng, không bị tác động của ngoại lức, không bị mối mọt cong vênh, rất bền theo thời gian. Gỗ Hương với nhiều tên gọi khác nhau (tùy theo đặc điểm vùng miền) như: hương nghệ, hương đá, hương tuyết, hương xoàn…
– Nhược điểm: Thuộc loại gỗ quý nên khá khan hiếm và gần như không thể khôi phục do tuổi khai thác của gỗ lên tới hàng trăm năm nên giá Gỗ Hương khá cao so với các sản phẩm làm từ gỗ tự nhiên khác.
2. Gỗ Gõ đỏ

– Ưu điểm: Đây là loại gỗ không chỉ có chất lượng tốt, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mà nó còn là loại gỗ có màu sắc vân gỗ cực kì đẹp đem lại giá trị cao trong sản xuất những đồ dùng nội thất hay những tác phẩm điêu khắc.
– Nhược điểm: gỗ Gõ đỏ thường có giá trị đắt đỏ do khan hiếm, không sẵn có trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó gỗ Gõ đỏ có khối lượng rất nặng nên việc chế tạo, gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh cũng mất nhiều thời gian và không hề đơn giản khi bước vào khâu sản xuất.
3. Gỗ Lim

– Ưu điểm: Về gỗ quý thì gỗ Lim có hết tất cả các công năng như một loại gỗ cao cấp như:
+ Đường vân gỗ dạng xoắn, trông rất đẹp
+ Khả năng kháng mối mọt tuyệt vời vì có mùi rất hắc.
+ Thân gỗ cứng, chắc, nặng và có độ bền tương đối cao chịu được nắng mưa trong thiên nhiên mà không bị cong vênh hay nứt nẻ.
– Nhược điểm: Có giá thành khá đắt, có thể nói còn đắt hơn cả gỗ Hương và gỗ Pơ Mu. Số lượng khan hiếm trên thị trường.
+ Gỗ Lim thường có mùi rất hắc nên dễ gây dị ứng khi tiếp xúc.

4. Gỗ Căm xe

– Ưu điểm:
+ Có độ bền cao, gỗ có độ cứng, chắc nên không bị cong vênh hay co ngót. Đặc biệt khả năng kháng nước rất tốt
+ Trong gỗ căm xe có hàm lượng dầu giúp chúng chống được khả năng mối mọt tuyệt đối.
+ Các vân gỗ căm xe đỏ mang màu sắc tự nhiên và sang trọng đồng thời ít bị phai màu từ các tác động của môi trường thời tiết, khi dùng càng lâu thớ gỗ sẽ chuyển dần sang màu cánh gián hay đỏ đậm.
– Nhược điểm:
+ Thi công phức tạp, đòi hỏi thợ có tay nghề cao
+ Giá thành cao do nằm trong nhóm gỗ tự nhiên cao cấp
+ Sử dụng theo thời gian gỗ sẽ dần chuyển sang màu đỏ sậm, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ chung khi kết hợp với các đồ nội thất khác.

5. Gỗ Sồi: là một loại gỗ tự nhiên được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và các nước châu Âu như Nga, Thụy Điển, Anh…là gỗ tự nhiên được dùng nhiều nhất để đóng nội thất hiện nay.

– Ưu điểm:
+ Gỗ có đặc điểm cứng, chắc.Vân gỗ vàng sáng, đẹp, chất gỗ tốt lại được khai thác và chế biến đạt tiêu chuẩn gỗ xuất khẩu quốc tế.
+ Gỗ chịu máy tốt, độ bám ốc và đinh tốt. Gỗ có thể nhuộm màu và đánh bóng để hoàn thành thành phẩm tốt.
– Nhược điểm:
+ Gỗ Sồi khô tương đối chậm .Khả năng chịu tác động của môi trường khi thời thiết, khí hậu thay đổi thất thường không tốt nên có xu hướng nứt và cong vênh.
+ Dễ nở trong môi trường có độ ẩm cao hoặc bị ngâm nước.

6. Gỗ Óc chó

– Ưu điểm:
+ có vân mềm mại, tự nhiên, thường có hình dạng sóng hoặc cuộn xoáy nên tạo ra những hình đốm rất đặc biệt, đẹp mắt và vô cùng sang trọng.
+ Không gặp phải hiện tượng nứt nẻ, cong vênh, co ngót, mối mọt do được chế biến trước bằng công nghệ của các nước Châu Âu.
+ Khả năng chịu nhiệt tác động, chịu lực tốt, dễ bị uốn cong bởi hơi nước.
– Nhược điểm:
+ Màu gỗ óc chó tự nhiên chủ yếu là màu nâu sẫm trầm ấm. Các dải màu phổ biến của loại gỗ này là socola, cà phê… nhưng về tổng thể vẫn là màu tối. Do đó, gia chủ yêu thích nội thất sáng màu có thể sẽ không tìm được sự phù hợp, ưng ý từ gỗ óc chó
+ Gỗ óc chó từ lâu đã được biết đến là một trong những loại gỗ cao cấp, có giá thành cao trên thị trường vì được nhập khẩu. Giá gỗ óc chó có thể cao gấp vài lần so với các loại gỗ thông thường khác.

7. Gỗ Tần bì: Giống như gỗ Sồi, gỗ Tần Bì cũng là loại gỗ rừng trồng chủ yếu được nhập khẩu từ Nga và Châu Âu

– Ưu điểm:
+ có khả năng chịu máy tốt, bám vít và ốc lâu. Ngoài ra, đây còn là loại gỗ có khả năng chịu được lực rất tốt, gỗ còn dễ uốn cong bằng hơi nước.
+ Giá bán gỗ tần bì cũng khá rẻ vì vậy được dùng nhiều đề đóng các đồ nội thất gia đình
– Nhược điểm: Hạn chế của gỗ tần bì đó chính là mối mọt. Nếu như không khắc phục được nhược điểm này, đồ dùng gỗ tần bì sẽ kém bền hơn rất nhiều. Đó cũng là lí do vì sao, gỗ tần bì nhập khẩu luôn cần được tẩm sấy kỹ càng.

8.Gỗ Thông


– Ưu điểm:
+ Gỗ có trọng lượng nhẹ và ít bị mối mọt bởi loại gỗ này có nhựa đây được xem như một chất bảo quản tự nhiên của cây gỗ này.
+ Gỗ có khả năng chịu máy tốt, độ bám ốc vít cao. Rất ít bị biến dạng khi sấy, đặc biệt khi phủ vencni thì gỗ sẽ trở nên bóng, có tính thẩm mỹ rất cao.
– Nhược điểm:
+ Nếu như xét về tính sang trọng và hiện đại thì thông không bằng được với các loại gỗ khác.
+ Nếu như trong quá trình chế tác để tạo nên sản phẩm mà không được thực hiện tỷ mỉ thì chất lượng gỗ sau này có thể giảm vì khả năng chống mối mọt cũng kém hơn so với những loại gỗ khác.
+ Loại gỗ này ít được ưu tiên trong việc chế tác, tạo nên những sản phẩm không đóng vai trò quan trọng trong nhà như salon gỗ hoặc cửa ra vào…

II. Gỗ Công Nghiệp đang là sự lựa chọn tối ưu của các loại gỗ được dùng nhiều nhất trong nội thất hiện nay

Việc sử dụng gỗ tự nhiên sẽ khiến cho nạn phá rừng lấy gỗ trở nên nghiêm trọng hợn, khiến diện tích rừng thiên giảm dẫn đến biến đổi khí hậu, hiện tượng sói mòn lũ quét diễn ra ngày càng nhiều do mất đi lá chắn rừng đầu nguồn.
Ngày nay việc sử dụng gỗ công nghiệp được xem là một giải pháp thông minh góp phần bảo vệ rừng. Gỗ công nghiệp được sản xuất ra từ các cánh rừng trồng góp phần kích thích việc trồng các cánh rừng để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
Gỗ công nghiệp đang được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong trang trí thiết kế nội thất. Chúng có ưu nhược điểm gì mà lại được yêu thích như vậy. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.
Gỗ Công Nghiệp đang là sự lựa chọn tối ưu của các loại gỗ được dùng nhiều nhất trong nội thất hiện nay
A. Các loại cốt gỗ công nghiệp
1. Cốt gỗ ván dăm MFC (Melamine Face Chipboard)

– Gỗ MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…).
– Gỗ tự nhiên sau khi được thu hoạch về sẽ được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau từ 9mm – 25mm.
– Cốt gỗ ván dăm có 2 loại: lõi xanh – chống ẩm, lõi vàng – không chống ẩm. Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.
2. Cốt gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

– Tấm gỗ HDF được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ sau khi được xử lý loại bỏ tạp chất sẽ được kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt. Sau đó được ép dưới áp suất cao và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 1220mm x 2.440mm, với các độ dày khác nhau từ 6mm – 25mm.
– Công nghệ và nguyên liệu sản xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ được xay nhuyễn thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC nên MDF có chất lượng tốt hơn ván dăm.
– MDF cũng có loại MDF chịu nước (lõi xanh), thường sử dụng ở nơi có độ ẩm cao hoặc có khả năng tiếp xúc với nước như nội thất nhà vệ sinh và nhà bếp.
3. Cốt gỗ HDF (High-Density Fiberboard)

– Tương tự như ván dăm MFC và ván sợi mật độ trung bình MDF, cốt gỗ HDF dày đặc hơn và cứng hơn nhiều.
– Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 1220mm x 2.400mm, với các độ dày khác nhau từ 6mm – 25mm.
4. Cốt gỗ dán hay ván ép (plywood)

– Được ép từ những miếng gỗ lạng thật mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau cùng với chất kết dính để tăng tính chịu lực. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường, không bị mối mọt hay co ngót trong thời tiết có độ ẩm cao.
– tấm gỗ plywood có kích thước 1220mm x 2.440mm, với các độ dày khác nhau từ 6mm – 32mm.

B. Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp:

1. Melamine

– Melamine được ứng dụng vào nội thất khi được sử dụng như một vật liệu rất tốt làm bề mặt cho các chất liệu khác nhờ tính năng chống trầy xước, chống thấm nước. Melamine được tạo ra với rất nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt với các gam màu gần với màu vân gỗ tự nhiên, hoặc thậm chí đẹp hơn vân gỗ tự nhiên.
– Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 – 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Okal) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm.
2. Laminate

– Là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại duyên dáng.
– Laminate hơn hẳn các loại vật liệu bề mặt khác. Bởi các tính năng vượt trội như: chịu xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc,chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện… Ngoài ra, màu sắc của laminate rất phong phú, đa dạng.
3. Veneer

– Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát mỏng từ 0.3mm – 0.6mm.
– Thông thường veneer được liên kết hoặc dán bằng chất kết dính lên trên bề mặt gỗ rẻ tiền như ván dăm với ưu điểm là dễ thi công, chi phí thấp so với gỗ tự nhiên và có thể tạo những đường cong theo ý muốn. Cách làm này cho phép các nhà sản xuất đồ nội thất thiết kế và xây dựng các sản phẩm đẹp với chi phí thấp hơn.
4. Acrylic

– Acrylic là loại nhựa PMMA (poly(methyl)-methacrylate) được tinh chế từ dầu mỏ. Acrylic có màu hoặc trong suốt và thường được gọi là Acrylic Glass( Kính trong suốt) hoặc Mica. .Đây đang là sản phẩm rất được ưa thích cho những phong cách nội thất hiện đại sang trọng
– Lớp phủ Acrylic có màu sắc khá đa dạng, không bị bay màu theo thời gian, có màu sắc ổn định trong thời gian dài.Nhờ khả năng sáng bóng như gương và tính chất dễ lau chùi nên có thể đánh hết những vết trầy xước trên bề mặt khi bị xước nhẹ

C. Ưu nhược điểm của Gỗ công nghiệp
1. Ưu điểm:
– Độ bền sử dụng: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót khi chịu tác động của nhiệt độ môi trường thời tiết. Do gỗ được xử lý bằng hóa chất, tẩm sấy nên không bị mối mọt.
– Tính ứng dụng: thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp… Dễ thay thế khi bị hư hỏng so với tìm gỗ tự nhiên đồng màu. Nhờ vào sự đa dạng về màu sắc nên phù hợp với rất nhiều phong cách thiết kế.
– Giá thành: gỗ công nghiệp thường có giá rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên do gia công đơn giản hơn, chi phí nhân công ít, giá phôi gỗ rẻ. Mức chênh lệch giá phụ thuộc vào cốt gỗ sử dụng( mfc, mdf…) và bề mặt phủ (melamine, laminate….).
2. Nhược điểm:
– Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
– Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý và sự liên kết của gỗ công nghiệp vì vậy mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên (đường soi, họa tiết, hoa văn…).
– Tuổi thọ không bằng gỗ tự nhiên: Nếu so sánh về độ bền của đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên, tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp nếu thi công tốt sẽ được trên dưới 10 năm.

***Hy vọng với bài chia sẻ về Các Loại Gỗ Được Dùng Nhiều Nhất Trong Nội Thất Hiện Nay sẽ giúp quý anh chị dễ dàng lựa chọn được loại gỗ phù hợp với sở thích cũng như ngân sách của mình nhằm mang lại một không gian sống tiện nghi và thoải mái***

Xem thêm các bài chia sẻ khác tại: https://4sdesign.vn/nhung-dieu-quan-trong-can-chuan-bi-truoc-khi-xay-nha.html4sdesign.vn

Tham khảo các dự án tại fanpage: facebook.com/4sdesign

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *