Nhà vệ sinh vốn là không gian tuy chiếm ít diện tích trong một ngôi nhà, nên đôi khi mọi người cho rằng không cần phải thiết kế. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, việc sở hữu một nhà vệ sinh được đầu tư đẹp mắt sẽ giúp cho bạn tận hưởng cuộc sống tốt hơn, và cũng khiến cho ngôi nhà của bạn thêm phần hoàn thiện trong tổng thể thiết kế nội thất. Chính vì lý do này, trong bài viết dưới đây, 4S sẽ gợi ý cho bạn những điều cần lưu ý khi thiết kế nhà về sinh để bạn tham khảo và áp dụng.
Nội dung bài viết
Vị trí và dựa trù chi phí nhà vệ sinh
Vị trí nhà vệ sinh
Nên chọn khu vực thuận tiện đi lại, thoáng khí để đặt nhà vệ sinh. Ví dụ nếu 1 tầng có 2 hoặc 3 phòng ngủ thì nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí tâm điểm tiện lợi cho tất cả các phòng.
Trường hợp nhà không được vuông vắn thì nhà vệ sinh thường đặt ở những góc thừa, vừa hợp phong thủy lại làm cho các không gian khác được vuông vức hơn.
Đối với nhà ống nhiều tầng hệ thống nhà vệ sinh sẽ được lắp theo trục đứng để lắp được điện nước hợp lý. Nhà vệ sinh cũng nên bố trí ở cuối cùng căn nhà để tránh đối diện cửa ra vào, cửa phòng ngủ, phòng bếp.
Dự trù chi phí xây dựng nhà vệ sinh
Lên phương án dự trù chi phí xây dựng, cải tạo nhà tắm là điều không thể bỏ qua. Chi phí này bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu: đường ống nước, xả thải; gạch lát sàn, gạch ốp tường, sơn, vật liệu chống thấm, xi măng….
- Chi phí trang thiết bị nội thất: bồn cầu, bộ vòi chậu lavabo, sen tắm, phụ kiện nhà tắm, đèn, gương…
- Chi phí nhân công: Công thợ xây, công thợ lắp đặt nội thất
- Và các chi phí khác để hoàn thiện nhà tắm hoàn chỉnh
Bố trí diện tích hợp lý với tổng thể ngôi nhà
Nếu bạn sở hữu một ngôi nhà có diện tích khiêm tốn thì dĩ nhiên nhà vệ sinh của bạn sẽ không thể quá rộng rãi với một chiếc bồn tắm nằm cỡ lớn được. Khi thiết kế nội thất nói chung và thiết kế phòng tắm nói riêng, các kiến trúc sư luôn phải nghiên cứu rất kỹ 2 yếu tố là diện tích và mặt bằng để phân bổ bố cục sao cho hợp lý nhất.
Đảm bảo nhà vệ sinh sẽ không lấn át diện tích sử dụng của các khu vực sinh hoạt chính. Việc đảm bảo sự cân bằng này sẽ giúp tổng thể không gian sống của bạn trở nên hợp khoa học và hoàn thiện hơn rất nhiều.
Diện tích phòng tắm không quá lớn, nên để tối thiểu 4.5 – 5m. Căn phòng cũng phải đảm bảo đầy đủ các thiết bị nội thất cần thiết như: bồn rửa mặt, bồn tắm, vòi hoa sen, bồn cầu và tủ, kệ để đồ dùng cần thiết.
Lựa chọn phong cách thiết kế cho nhà vệ sinh
Dù phong cách của bạn theo xu hướng thiết kế nhà tắm đơn giản, hiện đại, thanh lịch hay sang chảnh thì một lưu ý trong thiết kế phòng tắm là bạn nên dựa vào diện tích không gian căn phòng để lựa chọn phong cách thiết kế.
Trong phòng tắm bạn nên thiết kế nội thất sao cho hợp lý nhất có thể. Hình dạng và kết cấu của đồ dùng phải hài hòa để thu hút năng lượng tích cực và tạo phong thủy tốt cho khu vực này.
Hiện nay, phòng tắm và nhà vệ sinh thường được thiết kế tích hợp trong cùng một phòng nhằm tiết kiệm diện tích và mang đến sự tiện lợi cho quá trình sinh hoạt.
Lưu ý về kết cấu, thi công khi tiến hành xây dựng
– Đường ống cấp thoát nước: Đường ống cấp, đường ống thoát nước nên thiết kế đặt thẳng , nằm có độ dốc lớn , hạn chế tối đa góc cua vì sau quá trình sử dụng sẽ rất dễ bị tắc.
– Độ cao: Cốt nền của nhà vệ sinh phải thấp hơn từ 3cm-5 cm đối với nền ngoài nếu đặt trong nhà . Lý giải điều này rất dễ dàng, đó là nếu đặt cốt nền quá thấp thì nước có thể bắn ra ngoài hoặc quá cao thì bước vào phòng vệ sinh sẽ khó khăn .
– Độ dốc nền: phòng tắm khi lát nền phải tạo được độ dốc theo tỷ lệ 1.5 – 2cm tuỳ theo chiều dài và chiều rộng của phòng vệ sinh
– Về màu sơn và gạch ốp lát: Đối với những nhà vệ sinh nhỏ hẹp thì nên sử dụng màu sơn tường và gạch ốp sáng màu để tạo cảm giác thoáng rộng .
Đầy đủ tiện nghi với các thiết bị vệ sinh hiện đại
Nhà vệ sinh không chỉ là nơi vệ sinh, tắm rửa hàng ngày mà nó còn là nơi giúp thư giãn giải toả mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Vậy nên, một nhà vệ sinh đầy đủ tiện nghi với các thiết bị vệ sinh cần thiết, trang trí đẹp giống như “linh hồn” của nhà tắm.
Các thiết bị vệ sinh cần thiết cho một phòng tắm cơ bản gồm: bồn cầu, lavabo, vòi sen, gương, phụ kiện. Bạn nên lựa chọn các thiết bị vệ sinh có thương hiệu uy tín, giá cả phải chăng. Chất lượng tốt và nhiều tính năng hiện đại, thông minh là tiêu chí cần thiết mà chuyên gia gợi ý giúp bạn chọn mua những sản phẩm phù hợp.
Lưu ý về tường và sàn nhà vệ sinh khi xây dựng
Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt có thể gây tai nạn nếu như bạn chọn loại gạch lát nền quá bóng bẩy và không chống trơn trượt. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn loại gạch có bề mặt nhám, khả năng chống trơn trượt cao để hạn chế nguy hiểm, tai nạn cho mọi người. Tuy nhiên, độ nhám của mặt đá cũng vừa phải để không bị bám dơ, khó lau rửa.
Mặt sàn của nhà vệ sinh cần có lỗ thoát nước mạnh với độ nghiêng nhất định nhằm tránh nước ứ đọng gây trơn trượt, ẩm ướt, tạo ra khí xấu cho ngôi nhà.
Lựa chọn vật liệu độ bền cao, chịu nước, chống trơn trượt
Đặc trưng của nhà tắm là ẩm ướt, sàn nhà và tường nhà luôn trong tình trạng tiếp xúc nhiều với nước. Để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, khi thiết kế bạn nên có sự cân nhắc lựa chọn vật liệu phù hợp.
Để khắc phục tình trạng này, gia chủ nên sử dụng các loại gạch, đá lót sàn chất lượng tốt, có đặc tính chịu nước, nhanh khô, độ nhám và chống trượt cao, dễ dàng vệ sinh.
Hiện nay thị trường có nhiều loại vật liệu nội thất và trang trí phòng tắm giúp bạn thoải mái lựa chọn như: Chất liệu kính cường lực, đá, gỗ, gạch…
Tuy nhiên bạn nên hạn chế đồ nội thất gỗ trong nhà vệ sinh, tránh việc xuống cấp quá nhanh của đồ dùng, hoặc nếu dùng vật liệu gỗ thì nên có những biện pháp chống ẩm và thông gió đi kèm.
Các ổ cắm trong nhà vệ sinh cũng nên được bao bọc bởi tấm nhựa cách điện và đặt ở những vị trí xa vòi nước, nhằm tránh hiện tượng chập điện, cháy nổ xảy ra.
Bạn có thể dùng vật liệu kính chịu lực làm vách ngăn, rãnh phân cấp nhỏ hoặc dùng rèm che, bình phong không thấm nước… để ngăn cách vùng tắm ẩm ướt với khu vệ sinh của gia đình.
Luôn cung cấp đủ ánh sáng và độ thoáng khí cho nhà vệ sinh
Một nhà vệ sinh đẹp hiện đại phải được bố trí nguồn sáng đầy đủ và hệ thống thông gió thoáng mát.
Ánh sáng thích hợp giúp tôn lên vẻ đẹp cho cả không gian cũng như thuận tiện cho việc sinh hoạt. Tận dụng được nguồn sáng tự nhiên như lắp đặt thêm cửa sổ nhỏ là phương án tốt nhất. Nếu không bạn nên lắp đặt và bố trí đèn trong nhà tắm hiệu quả để tạo nguồn sáng hợp lý cho căn phòng.
Ngược lại, nếu nhà vệ sinh không đủ ánh sáng, tăm tối sẽ gây cảm giác bức bối, khó chịu, tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Vốn là không gian ẩm ướt và dễ sản sinh vi khuẩn nấm mốc, bạn nên lưu ý lắp đặt thêm quạt thông gió. Điều này giúp nhà vệ sinh được thông thoáng, giảm bớt mùi hôi khó chịu, tránh ẩm mốc.
Liên hệ với 4S để được tư vấn và lên concept hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé !
Tham khảo bài viết những gợi ý thiết kế nội thất căn hộ: https://4sdesign.vn/thiet-ke-noi-that-can-ho-chung-cu.html
Tham khảo các dự án tại fanpage: facebook.com/4sdesign