Bạn đã bao giờ tưởng tượng ra một phong cách thiết kế nội thất được kết hợp giữa phong cách nội thất hiện đại Châu Âu và phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản chưa? Bạn yêu vẻ lịch lãm của phong cách Scandinavian và sự tinh tế, gọn gàng của Nhật Bản? Vậy thì phong cách Japandi sẽ là sự hoà trộn hoàn hảo mà bạn tìm kiếm. Japandi có gì mà khiến nhiều người say mê đến vậy? Hãy cùng 4S tìm hiểu tất tần tật nhé!

Nhà theo phong cách Japandi
Nhà theo phong cách Japandi

Nội dung bài viết

1. Phong cách thiết kế nội thất Japandi

1.1  Phong cách Japandi là gì?

Phong cách Japandi là sự kết hợp hoàn hảo giữa:  Bắc Âu (Scandinavian ) hiện đại, lịch lãm và chủ nghĩa tối giản mộc mạc wabi-sabi của Nhật Bản ( Japanese). Sự kết hợp này tạo nên một sự pha trộn tuyệt vời giữa hai nền văn hóa, mặc dù cách nhau rất xa về mặt địa lý.

Japandi là một phong cách thiết kế nội thất mới, nhưng rất được yêu thích, bởi nó gần gũi. Sức hấp dẫn của phong cách Japandi là các đường nét sạch sẽ, đơn giản, vật liệu tư nhiên, tạo ra một không gian sống thuần khiết, thanh bình.

1.2  Nền tảng của phong cách Japandi

Phong cách Japandi ra đời dựa trên sự tương đồng và cả khác biệt mà kiểu trang trí Nhật Bản và Bắc Âu cùng nắm giữ.

  • Điểm tương đồng

+ Cả hai đều có cách khai triển tối giản, xem trọng công năng, màu sắc nhã nhặn và điểm nhấn nội thất tinh tế. Hơn thế nữa, bản chất thẩm mỹ của cả phong cách Nhật Bản và Bắc Âu đều đến từ ánh sáng và sự chân thật của vật liệu.

+ Các chất liệu như vải, gỗ, đất sét, sợi đan không được xử lý quá nhiều nhằm tôn lên nét đẹp thuần chất dung dị. Và trong nhà luôn có khoảng mở thoáng không chất chứa quá nhiều đồ đạc.

+ Ở cả hai phong cách đều lan toả sự dễ chịu cùng nét duyên dáng thanh lịch của sự chọn lọc. Cùng cảm giác thanh thản bình yên đến từ bảng màu gần gũi thiên nhiên.

  • Điểm khác biệt

+ Scandinavian: nội thất Bắc Âu có ngoại hình rất trau chuốt, khung vành thanh nhỏ, đường bo mềm mại, chất liệu ấm áp và đặc biệt hay mang màu pastel. Phong cách này có sự góp mặt thường xuyên của vải linen, vải bố, sắt và gỗ sáng màu như gỗ teak.

+ Japanese: Thiết kế nội thất nhà kiểu Nhật Bản ưa chuộng hình khối tự nhiên cùng màu sắc đậm đà như màu gỗ thẫm hoặc màu đen. Các chất liệu gốm thô mộc và vật liệu giấy, cói cũng thường xuyên xuất hiện.

 

2. Đặc điểm của phong cách thiết kế Japandi

  • Nội thất mang đường nét hữu cơ, trần mộc

Nội thất của phong cách Japnadi là sự cân bằng giữa hai thái cực: một bên là phong cách Nhật Bản bình dị, đơn giản, bên kia là phong cách Scandinavian tinh tế và trau chuốt.

Chúng thường sẽ là những phiến gỗ dày dặn, với những đường nét hữu cơ không quá thanh mảnh làm gợi lên sự bình dị và phóng khoáng. Japandi sẽ hạn chế những nét vuốt không chút khuyết điểm của Scandinavian, thay vào đó thêm vào những đường cong, lồi lõm, tạo cảm giác chân thực hơn rất nhiều.

Đường nét hữu cơ trong phong cách Japandi
Đường nét hữu cơ trong phong cách Japandi
  • Bố trí không gian gọn gàng

Điều đầu tiên có thể nhận biết ở kiểu trang trí nội thất này, đó là cách sắp xếp bố trí không gian gọn gàng, ngăn nắp. Trong cả lối sống của người Nhật hay người dân vùng Scandinavian đều chuộng sự gọn gang, đồ đạc sẽ được sắp xếp ở những vị trí thuận tiện, phù hợp với mục đích sử dụng.

Sự tinh giản trong số lượng nội thất, đồ đạc không nếp xếp chồng lên nhau dày đặc mà để thông thoáng là một cách để khiến ngôi nhà trở nên có nhiều khoảng trống để sinh hoạt

Sự gọn gàng trong phong cách Japandi
 Sự gọn gàng trong phong cách Japandi
  • Vật liệu, đồ trang trí thủ công tự nhiên, thân thiện với môi trường

Trang trí và đồ decor chủ yếu là từ thực vật, đồ thủy tinh, gốm,…Những món trang trí đặc sắc như đèn treo giấy xếp nếp, tủ ghế có mặt lưới đậm chất phương Đông, đồ gốm có thiết kế mộc, tranh màu tối đơn giản hay những bình hoa cầm với một nhánh cây đơn sơ,… sẽ tạo nên không gian với sức hút độc đáo, khiến bạn không thể nào rời mắt.

Phong cách Japandi sử dụng vật liệu thủ công
Phong cách Japandi sử dụng vật liệu thủ công
  • Màu sắc trung tính nhưng ấm áp

Về việc sử dụng màu sắc, kiểu trang trí này cũng không quá phức tạp mà tập trung chủ yếu vào sự đơn giản, nhẹ nhàng. Các gam màu trung tính sẽ được ưu tiên sử dụng. Đặc biệt, các màu đối lập sáng tối, trắng đen được ứng dụng nhiều hơn. Thông thường, những màu sắc tone sáng như trắng, be, xám trắng, … được sử dụng làm màu nền để tôn lên đồ nội thất màu tối sang trọng. Sự tương phản trong màu sắc một cách hài hòa đem lại điểm ấn tượng cho phong cách Japandi.

Màu sắc trung tính trong phong cách Japandi
Màu sắc trung tính trong phong cách Japandi
  • Ưu tiên ánh sáng tự nhiên

Cả con người xứ sở mặt trời mọc lẫn người Bắc Âu đều có lối sống gần gũi thiên nhiên. Bởi vậy, không gian của họ được thiết kế mở để đón được lượng ánh sáng tự nhiên nhiều nhất vào nhà. Ánh sáng giúp căn nhà trở nên sáng sủa cũng góp phần khiến không gian thoáng đãng và gọn gàng hơn. Các ô cửa kính lớn, giếng trời đều là những phương tiện để đón sáng trong một ngôi nhà Japandi. Ngoài ra, nội thất sẽ ưu tiên chất liệu mỏng, những vật có bề mặt thô với các quãng hở xuyên thấu giúp ánh nắng tự nhiên có thể dễ dàng len lỏi vào từng góc trong nhà.

Ánh sáng tự nhiên trong phong cách Japandi
Ánh sáng tự nhiên trong phong cách Japandi
  • Thiên nhiên được tôn vinh

Cây xanh cũng là một điểm nhấn chủ đạo không thể bỏ qua của phong cách Japandi, bạn không cần phải sử dụng quá nhiều cây xanh mà chỉ nên chọn những loại cây có tán thưa, lá thanh mảnh để nhấn mạnh khí chất dịu dàng nhã nhặn của phong cách Nhật Bản.

  Thiên nhiên được tôn vinh

3. Thiết kế Japandi được ứng dụng vào công trình nhà ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia Châu Á có nhiều nét tương đồng trong thiết kế tổng thể phương Đông. Vì vậy, để tiếp nhận một kiểu kiến trúc từ một quốc gia Châu Á khác là không quá khó khăn. Nhiều ngôi nhà ở Việt Nam hướng đến sự tinh gọn, tập trung vào công năng nhưng vẫn đáp ứng được tính thẩm mỹ tinh tế.

 Phòng khách thiết kế phong cách Japandi

Cố gắng giữ mọi thứ thật đơn giản. Phòng khách kiểu Japandi luôn sử dụng chất liệu gỗ, đặc biệt là gỗ tự nhiên. Đồ nội thất được hạ thấp trọng tâm. Không gian mở, bố cục tự do, cho phép ánh sáng tự nhiên, thông gió và tầm nhìn xuyên suốt qua các khu vực khác nhau trong nhà.

Trang trí phòng khách Japandi sử dụng các chất liệu hữu cơ và tự nhiên, như đèn gốm và đèn giấy, chậu đất nung, len, gỗ thô, vải lanh và sợi gai, v.v..đều là những vật liệu tuyệt vời để trang trí phòng khách Japandi.

Để có được một phòng khách Japandi hấp dẫn, hãy kết hợp những bức tường trắng ấm áp với các tông màu tương phản màu đất và ấm áp như màu be, đất nung, kem, nâu sô cô la và than. Sử dụng màu đen làm điểm nhấn.

Phòng khách theo phong cách Japandi

 Phòng ngủ Japandi

Thiết kế đẳng cấp cho phòng ngủ từ không gian thanh tịnh Nhật Bản và gam màu nhã nhặn Scandinavian giúp bạn có những giấc ngủ ngon. Trang trí không gian riêng tư với phong cách Japandi sẽ là lựa chọn sáng suốt cho những người tìm kiếm cảm xúc nhẹ nhàng, dễ chịu.

Phòng ngủ trong phong cách Japandi

Phòng bếp hòa trộn thiết kế Nhật Bản và Bắc Âu

Sử dụng gam màu nền trắng đặc trưng của thiết kế Bắc Âu sẽ giúp căn bếp trở nên gọn gàng, sạch sẽ hơn bao giờ hết. Biến tấu một chút điểm nhấn ở đồ dùng trong bếp bằng bát đĩa gốm Nhật Bản, tủ bếp gỗ nhiều ngăn giúp ngôi nhà trở nên vừa truyền thống vừa hiện đại.

 

Bếp trong phong cách Japandi

 

Không khó hiểu khi phong cách Japandi: Xu hướng đến từ sự đơn giản, tinh tế và nhẹ nhàng, đang là một phong cách rất được ưa chuộng.

Nếu bạn đang băn khoăn trong việc  lựa chọn phong cách cho mái ấm của mình, hãy liên hệ với 4S, chúng mình sẽ thêm gia vị cho ngôi nhà của bạn một cách trọn vẹn nhất.

Tham khảo bài viết những gợi ý thiết kế nội thất căn hộ: https://4sdesign.vn/thiet-ke-noi-that-can-ho-chung-cu.html

Tham khảo các dự án tại fanpage: facebook.com/4sdesign

Liên hệ với 4S để được tư vấn và lên concept hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé !

——————

4S Design – Cùng Khách Hàng Tạo Nên Những Giá Trị Thực

Hotline: 0938 789 483 – 0971 727 253

Địa chỉ : 11/3 đường số 19, Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Email: info@4sdesign.vn

Website: https://4sdesign.vn/

—————

#4S #4SDesign #thietkenoithat #thicongnoithat #kientruc #caitaonha #caitaonhapho #thietkenhapho #noithatchungcu 

#japandi #phongcachjapandi #japandistyle

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *