Xây nhà là sự kiện trọng đại của mỗi người ,việc chuẩn bị sao cho chu đáo sẽ giúp gia chủ tiết kiệm được thời gian và kinh phí, đồng thời đảm bảo được chất lượng của ngôi nhà từ khi bắt đầu cho đến lúc hoàn thành. Với nhiều năm kính nghiệm trong các dự án kiến trúc và nội thất, 4S đã tổng hợp những điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi xây nhà để gia chủ có thể dễ dàng và thuận lợi khi bắt tay vào thực hiện xây dựng tổ ấm cho chính mình.
1.Lên ý tưởng cho ngôi nhà mà mình mong muốn là bước đầu tiên trong tổng hợp những điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi xây nhà
– Bạn cần xác định quy mô xây dựng ngôi nhà của mình nhằm đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng thiết yếu của gia đình bạn ( diện tích xây dựng, số tầng, kiểu kiến trúc nhà mà bạn yêu thích )
– Nếu ngôi nhà chuẩn bị xây là của riêng bạn thì mọi quyền quyết định đều là của bạn. Nhưng nếu có thêm các thành viện khác, bạn cần trao đổi với mọi người để có thể biết được các nhu cầu và sở thích của mỗi người nhằm thống nhất thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng (phòng ngủ) của các cá nhân, tốt nhất bạn hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế không gian đó.
– Việc lên ý tưởng cho ngôi nhà sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán được chi phí mà bạn cần phải chuẩn bị
2. Dự trù kinh phí và chi phí phát sinh là bước tiếp theo trong tổng hợp những điều quan trọng cần chuẩn bị trước khi xây nhà
– Bạn cần biết được các khoảng chi phí mà mình cần phải chuẩn bị. Bao gồm cả khoảng chi phí có thể phát sinh cho ngôi nhà của mình.
– Có rất nhiều chi phí khác nhau, nhưng thông thường sẽ có 2 loại chi phí lớn bao gồm:
+ Chi phí xây dựng là khoảng chi phí bạn cần để hoàn thiện ngôi nhà về cơ bản, sẽ bao gồm: xây dựng phần thô ( móng, côt, dầm, sàn). Phần hoàn thiện ( xây tường, ốp lát, điện nước, đóng trần thạch cao, sơn nước).
+ Chi phí trang trí nội thất: các trang thiết bị và vật dụng cho mỗi không gian khác nhau của ngôi nhà như phòng khách, bếp, phòng ngủ, phòng thờ, ban công,…vv….dựa trên nhu cầu sử dụng của bạn ( gia đình bạn).
– Sau khi đã tính toán gần chính xác số chi phí để xây nhà , bạn cần quản lý chặt chẽ khoảng phí này trong suốt quá trình thi công nhằm hạn chế thấp nhất mức phát sinh.
– Bạn cần phải bàn bạc với kiến trúc sư về giới hạn chi phí mà mình sử dụng trong thiết kế và xây dựng để đảm bảo bản thiết kế sẽ phù hợp với nhu cầu cũng như ngân sách của mình.
3.Chọn tuổi và hướng xây nhà hợp phong thủy
– Xây nhà là việc lớn cả đời, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tài lộc, là nơi mà bạn có thể tận hưởng không gian riêng tư của chính mình một cách thoải mái nhất. Vì vậy trước khi quyết định xây nhà mới hoặc cải tạo lại nhà, bạn cần xét đến yếu tố phong thủy cho ngôi nhà của mình.
– Bạn có thể nhờ vào sự tư vấn của các thế hệ trước như ông bà, cha mẹ. Những người có chuyên môn như các thầy phong thủy, các kiến trúc sư. Thậm chí bạn cũng có thể tự tìm hiểu thông qua internet.
4.Lựa chọn thời gian để xây nhà
– Song song với chuẩn bị chi phí thì việc xác định thời gian xây nhà cũng là điều đáng lưu ý. Thời gian xây nhà sẽ phụ thuộc vào kế hoạch của bạn ( gia đình bạn), thông thường sẽ được xét trên yếu tố thời tiết vì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tiến độ của công trình:
+ Mùa mưa: xây dựng sẽ tốt hơn vì bê tông, gạch vữa sẽ ít bị co ngót nên hạn chế rạn nứt giúp công trình đảm bảo chất lượng.Tuy nhiên xây dựng vào mùa mưa thời gian thi công sẽ kéo dài, hay bị gián đoạn và phải che chắn vật tư cẩn thận. Bạn nên chọn hình thức khoán thay cho công nhật nếu chọn thi công trong thời gian này.
+ Mùa khô: thời gian thi công và hoàn thiện nhanh hơn, ít gián đoạn, bê tông nhanh khô nhưng chất lượng công trình không được đảm bảo ( chống thấm, dột) chỉ khi mùa mưa mới phát hiện.
– Tháng 2 – 3 âm lịch: Thi công khô ráo, bê tông nhanh khô, tiến độ thi công nhanh.
– Tháng 4-5-6 âm lịch: Bắt đầu mùa mưa nên đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông, kiểm tra được thấm – dột và hệ thống thoát nước.
– Tháng 8-9-10 âm lịch: Mưa giảm dần, cần xét đến quy mô nhà và tiến độ thi công vì gần đến tết.
5. Lựa chọn đơn vị thiết kế kiến trúc và nội thất
-Khi đã quyết định xây nhà bạn cần tìm cho mình một đơn vị thiết kế uy tín và chuyên nghiệp
– Kiến trúc sư “KTS”: một KTS giỏi sẽ giúp ngôi nhà gần với mong ước của bạn, đáp ứng chi phí bạn đưa ra. Nhờ vào những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm họ sẽ cho bạn những tư vấn hữu ích, các giải pháp tốt, hợp phong thủy cho ngôi nhà của bạn. KTS sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí trong việc lựa chọn vật liệu nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình.
– Nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp: Không gian sống bên trong ngôi nhà phụ thuộc rất nhiều vào nhà thiết kế nội thất, họ sẽ đưa ra nhiều giải pháp, ý tưởng mang tính thực tế, đảm bảo công năng sử dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
6. Lựa chọn đơn vị thi công
– Đây là điều quan trọng nhất vì nó sẽ quyết định đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng thực tế ngôi nhà của bạn.
– Hãy dành thời gian để tham khảo nhiều nguồn thông tin khác nhau (người thân ,bạn bè,… những người đã xây nhà trước bạn) để tìm cho mình nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp.
– Một đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ rõ ràng trong việc lên hợp đồng, tư vấn cho bạn về tính thực tế của vật liệu được sử dụng trong công trình, đáp ứng được tiến độ thi công, đảm bảo về chất lượng cũng như thầm mỹ của công trình. Các chính sách bảo hành, bảo trì cũng sẽ được họ thực hiện đúng cam kết sau khi hoàn thiện nhà của bạn.
7. Nắm rõ hợp đồng và tiến độ thi công
– Khi làm việc với đơn vị thi công ( nhà thầu), bạn cần nhớ là mọi thứ phải quy định rõ ràng dựa trên hợp đồng như: giá cả, công việc, những thỏa thuận như khoán toàn bộ, khoán từng hạng mục hay tính riêng giữa nhân công và vật liệu. Các giai đoạn thanh toán tiền, chính sách bảo hành, bảo trì sau hoàn thiện…vv..
– Dựa trên bảng tiến độ thi công bạn sẽ dễ dàng hình dung được quá trình thi công căn nhà của mình, giúp bạn dễ dàng theo dõi được tiến độ công trình nhằm thanh toán tiền đúng hạn dựa trên hợp đồng đã ký kết.
8. Chuẩn bị các thủ tục pháp lý
– Điều kiện để được cấp phép xây dựng được quy định tại “Điều 41 Nghị định 15/2021/NĐ-CP”:
+ Khu đất phải được công nhận về mặt pháp lý ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp) và được cấp phép xây dựng
+ Trường hợp đất thuộc dự án thì phải được cấp phép xây dựng dựa trên quy hoạch chi tiết 1/500 của toàn dự án đã đươc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
+ Trường hợp đất không thuộc dự án, sau khi có giấy phép xây dựng thì phải báo cáo Ủy ban nhân nhân phường sở tại về kế hoạch xây dựng đồng thời lập điểm báo xây dựng tại công trình.
+ Phải có hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng của đơn vị có tư cách pháp nhân và có chứng chỉ hành nghề tư vấn thiết kế công trình
9. Giám sát quá trình thi công
– Trong thực tế khi thi công thường xuất hiện 1 vài vấn đề bất cập giữa bản vẽ và thi công vì vậy nhà thầu thi công và đơn vị thiết kế sẽ trao đổi lại với bạn để cùng nhau thống nhất phương án tốt nhất
– Khi thường xuyên có mặt ở công trình, bạn sẽ dễ dàng theo dõi được tiến độ công trình, chất lượng công trình cũng như tính thẩm mỹ nhằm điều chỉnh kịp thời nếu có lỗi xảy ra tránh mất thêm phát sinh về sau cũng như tiến độ thi công.
10. Hoàn thiện công trình và nghiệm thu
– Yếu tố tiên quyết cho một công trình chất lượng, đó là sự hài hòa giữa tính thẩm mỹ và tính tiện dụng mà công trình mang lại cho người sở hữu trong suốt quá trình sử dụng.
– Công tác nghiệm thu sẽ được bạn và đơn vị thi công cùng nhau kiểm tra. Trong lúc các công tác dặm vá sơn nước và vệ sinh đang được thực hiện. Bạn nên dành thời gian để kiểm tra lại toàn bộ công trình về độ thẩm mỹ và kỹ thuật, khi phát hiện lỗi nhà thầu sẽ tiến hành defect. khi tất cả đã được đảm bảo, bạn và nhà thầu sẽ cùng nhau ký nghiệm thu và chính thức bàn giao nhà cho bạn.
Xem thêm các bài chia sẻ khác tại: 4sdesign.vn
Tham khảo các dự án tại fanpage: facebook.com/4sdesign